Từ trước đến nay chúng ta đều nghe rất nhiều những sản phẩm được dát vàng mang giá trị rất cao như điện thoại dát vàng, tranh dát vàng, đồ nội thất gỗ dát vàng, thậm chí một số món ăn cũng được dát vàng. Vậy dát vàng là gì? Hãy cùng với nội thất MO chúng tôi tìm hiểu về kỹ thuật này.
Dát vàng là gì?
Từ xa xưa, những người thợ thủ công truyền thống đã tìm đến phương pháp dát vàng để tăng giá trị cho đồ dùng. Những đồ dùng thường được dát vàng như: tượng, tượng Phật, các kiến trúc ở đình, chùa, cung điện, lăng tẩm,… Ngày nay, mọi người còn chọn dát vàng cho các sản phẩm đồ gỗ nội thất hay một số kiến trúc trong nhà.
Dát vàng là một hình thức hoặc cũng có thể nói là một công nghệ làm ra những lá vàng mỏng đến rất mỏng dát lên bất kỳ sản phẩm, đồ vật nào mà con người mong muốn. Toàn bộ quá trình dát phải được người thợ thực hiện thủ công bằng tay một cách cẩn thận và tỉ mỉ. Chính vì làm hoàn toàn thủ công, giá trị thẩm mỹ của các sản phẩm dát vàng phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề và khả năng của người thợ.
Nguyên liệu được thợ dát vàng sử dụng là các lá vàng như 24K, 18K hay 14K được cán mỏng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và từng sản phẩm. Mục đích chính của dát vàng là làm cho các đồ vật sản phẩm có tính thẩm mỹ cao hơn, sang trọng hơn. Đa phần những nhà có điều kiện mới thực hiện phương thức trang trí này, đặc biệt nhiều người thay vì dát vàng một số đồ vật thì dát nguyên toàn bộ ngôi nhà từ trần nhà cho đến các đồ nội thất.
Việc dát vàng sản phẩm hay đồ vật giúp bảo vệ chúng tốt hơn, không bị hư hỏng luôn giữ được độ sáng bóng. Về thẩm mỹ tạo một không gian sang trọng và xa hoa đúng theo như phong cách lối sống của các quý tộc phương tây lúc xưa.
Phân biệt giữa dát vàng và mạ vàng
Nhiều người hay nhầm lẫn giữa dát vàng và mạ vàng đều là một. Tuy nhiên không phải vậy mạ vàng và dát vàng khác nhau hoàn toàn và chỉ có 1 điểm chung duy nhất đó là đều dùng nguyên liệu bằng vàng.
Dát vàng là biến vàng khối thành những lát vàng mỏng sau đó dát từng miếng lên đồ vật. Quá trình dát vàng phải được thực hiện thủ công còn mạ vàng tuy cũng dùng nguyên liệu vàng người ta lại phủ lên một lớp vàng rất mịn trên bề mặt sản phẩm, đa phần đều dùng quá trình phun xịt không làm thủ công như dát.
Mạ vàng do phun phủ lên bề mặt cho nên dễ thực hiện hơn, ít tốn kém nguyên liệu vàng nhưng một thời gian sau khi dùng thì lớp phun đó bị biến mất còn đối với mạ vàng thì da dát từng lát mỏng lên thẩm mỹ hay không phụ thuộc vào tay nghề của người thợ thủ công. Vàng mạ rất hạn chế phai màu hoặc không phai chỉ khi bị mài mòn mới lộ lớp chất liệu sản phẩm bên trong.
Nên chọn loại vàng nào để dát lên đồ vật?
Có rất nhiều loại vàng dát hiện nay, bạn có thể chọn vàng 24k, vàng 18k hay vàng 14k:
Vàng 24K: Là loại vàng chúng ta hay gọi là vàng bốn số 9 (99,99) vàng 24K khi dát sẽ mang đến vẻ đẹp độc đáo, sang trọng và tinh tế cho sản phẩm.
Vàng 18K: Đây là loại vàng có hàm lượng vàng nguyên chất chiếm 75%. Vàng 18K thường được gọi là loại vàng 7 tuổi rưỡi. Trong hàm lượng vàng 18K thường sẽ có 75% vàng và 25% kim loại quý khác.
Vàng 14K: Còn gọi là vàng Tây. Vàng 14K là hợp kim giữa vàng và một số kim loại “màu” khác với hàm lượng vàng nguyên chất khoảng 58,3%.
Cho nên nếu để chọn loại vàng vàng dát phù hợp thì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
– Tài chính, bạn nên xem mình có bao nhiêu tiền, giá vàng hiện tại là bao nhiêu để có những tính toán phù hợp
– Phụ thuộc vào diện tích bề mặt dát vàng của bạn
– Với các loại vàng Tây dễ bị xỉn màu và nhanh phai màu khi bay màu sơn bóng bảo vệ bên ngoài vì trong thành phần của vàng tây có chứa kim loại cho nên rất dễ bị oxi hóa ngoài điều kiện tự nhiên. Cho nên khi lựa chọn vàng bạn nên để ý xem xét vị trí đồ vật của mình đặt ở đâu, không gian và môi trường xung quanh nó như thế nào.
Cách dát vàng lên những sản phẩm
Để có những sản phẩm dát vàng đẹp hoàn hảo thì trước tiên bạn cần phải:
– Chọn đồ vật cần dát, loại vàng dát và tính toán xem cần bao nhiêu vàng thì đủ, độ dày của miếng vàng dát như thế nào cho chính xác.
– Tìm một người thợ dát vàng lành nghề, có nhiều kinh nghiệm, biết tính toán sao chơ phù hợp.
Dát vàng cần những dụng cụ gì?
– Bút lông vẽ keo: Đầu bút mảnh và mềm không cứng
– Keo dán vàng
– Bút dập lá vàng: Để dập cho các lá vàng sau khi dát bám vào đồ vật không bị bung keo hay bị lệch vị trí
– Chổi sơn: Vệ sinh bề mặt đồ vật được dát
– Lá vàng : Bạn nên chọn những loại lá vàng tốt có chất lượng về màu sắc cũng như đặc tính.
– Máy phun xịt: làm sạch các khe trên đồ dùng có nhiều họa tiết và khe cũng như làm sạch các bụi bẩn bám trên bề mặt vàng.
– Son bóng: Phủ lớp bóng bên ngoài lớp vàng vừa được dát lên để bảo vệ lớp vàng dát tránh bị trầy xước hay các tác động từ bên ngoài.
Các quy trình dát vàng
– Bước 1: Làm sạch sản phẩm cần dát vàng, đặc biệt là các khe và gốc của sản phẩm
– Bước 2: Quét sơn chống thấm lên bề mặt đồ vật để hạn chế khi gặp đồ ẩm thấp hay bị mắc mưa thì đồ vật không thấm hay hút nước làm nhão lớp kéo dát vàng.
– Bước 3: Quét keo dát vàng lên đồ vật, lưu ý chỉ quét một lớp vừa phải không quá dày cũng không quá mỏng.
– Bước 4: Đặt lá vàng cần dát lên đồ vật, đặt đúng vị trí không đặt lệch để tránh trường hợp sai các tính toán ban đầu. Nên tính toán kích thước sao cho phù hợp tránh trường hợp bị dư hoặc thiếu vàng.
– Bước 5: Dát các lá vàng vào sao cho khít và chắc chắn vào đồ vật, tránh dát quá mạnh làm hư hỏng đồ vật và miếng vàng dát.
– Bước 6: Dùng máy xịt và máy hút bụi làm sạch bề mặt vàng vừa dát và các khe đồ vật
– Bước 7: Sơn phủ hoặc phun lên bề mặt vàng vừa dát một lớp sơn bóng để bảo vệ lớp vàng dát.
Nên dát vàng hay mạ vàng?
Dát vàng hay mạ vàng đồ vật đều có ưu điểm của nó cho nên bạn muốn mạ hay dát là tùy vào nhu cầu và tài chính của mỗi người. Mỗi người có một sở thích riêng, mạ vàng thì thời gian thực hiện nhanh hơn, bề mặt lớp mạ không có các khuyết điểm về khe hở như khi dát vàng. Đồ dùng mạ vàng thường nhanh bị phai màu hơn lớp vàng dát.
Với các loại đồ vật làm bằng gỗ, trần nhà… bạn nên chọn phương án dát vàng còn các loại dụng cụ bằng kim loại thì chọn cách mạ vàng. Lưu ý các đồ vật mà bạn sử dụng nhiều thì không nên dát vàng hay mạ vàng mà chỉ dát hay mạ các đồ vật ít dùng, chủ yếu là làm cảnh để ngắm, trang trí để tăng thêm vẻ đẹp và sang trọng cho đồ vật cũng như không gian xung quanh.
Giờ đây, mọi người đã biết được dát vàng là gì? Cách dát vàng lên đồ vật như thế nà rồi đúng không, nếu muốn hay có ý định dát vàng cho đồ dùng hay các nội thất bên trong ngôi nhà của mình thì bạn nên chú ý bám sát quá trình thi công để xem xét các vấn đề. Đặc biệt lưu ý đến chất lượng vàng mà dát lên đồ vật có đúng như sự lựa chọn ban đầu của mình hay không.