Kỹ thuật ghép mộng gỗ Nhật Bản Kanawa Tsugi

Kanawa Tsugi là kỹ thuật ghép mộng gỗ cổ xưa của người Nhật Bản, đây là một kỹ thuật đặc biệt của người Nhật xưa trong xây dựng nhà ở. Đây là kỹ thuật ghép nối phức tạp, tinh vi với độ chính xác cực kỳ cao mà không cần phải sử dụng đến đinh, keo dính hay ốc vít.

Nhật Bản nổi tiếng với những ngôi nhà gỗ cổ xưa với tuổi thọ lên đến hàng trăm năm, mặc dù đất nước Nhật Bản chịu hàng trăm trận động đất lớn nhỏ mỗi năm nhưng những căn nhà gỗ này vẫn đứng vững. Vậy làm cách nào mà những ngôi nhà này có thể tồn tại lâu đến như vậy? Vâng, đó là nhờ nghệ thuật làm mộc cổ xưa của Nhật Bản có tên là Kanawa Tsugi với kỹ thuật ghép mộng gỗ tinh xảo mà không cần dùng đến 1 cây đinh hay ốc vít nào cả.

Lịch sử của kỹ thuật Kanawa Tsugi

Hàng ngàn năm trước khi chỉ có nguyên vật liệu thô sơ và không có kỹ thuật và máy móc hiện đại như ngày nay, những người thợ mộc có tay nghề tinh xảo từ Trung Hoa đã tự chế tác gỗ thành vật dụng hằng ngày mà không cần dùng đến ốc vít, keo, đinh,..

Sau đó, những nghệ nhân Nhật Bản kế thừa và nghiên cứu ra kỹ thuật ghép mộng gỗ cao siêu này để sáng tạo ra các vật dụng hằng ngày và phát triển thêm để xây dựng những ngôi nhà gỗ bền vững. Kỹ thuật này có tên tiếng Nhật là Kanawa tsugi (Hà hợp kế thủ),  với kỹ thuật ghép nối tinh vi, phức tạp với độ chính xác cao mà không cần dùng đinh hay ốc vít.

Tìm hiểu về kỹ thuật ghép mộng gỗ Nhật Bản

Mộng gỗ là gì? Theo quan niệm của người Nhật xưa, Kanawatsugi là kỹ thuật xây nhà mang đậm triết lý âm dương. Cụ thể, đầu khúc gỗ có âm và dương. Hai đầu gỗ ôm khít vào nhau như đang thì thầm. Tức là người Nhật sử dụng kỹ thuật ghép gỗ với một thanh gỗ lồi (gọi là mộng) và một thanh gỗ lõm (gọi là lỗ mộng). Hai thanh gỗ ghép lại khăng khít với nhau theo kỹ thuật ghép mộng gỗ phức tạp và tinh xảo.

Kỹ thuật ghép mộng gỗ Kanawatsugi dùng những thanh, mẫu gỗ lồi lõm ghép các đầu nối với nhau chính xác đến từng milimet. Những thợ mộc làm nhà theo kỹ thuật xây nhà không cần đinh được gọi là Miyadaiku – là những người thợ mộc có tay nghề cực kỳ cao, có khả năng làm chính xác đến từng chi tiết nhỏ mà người thời nay khó lòng theo được.

Bằng kỹ thuật ghép mộng gỗ Kanawatsugi, người Nhật tạo ra những ngôi nhà gỗ, cầu gỗ ghép có thể tồn tại cả hàng trăm năm mà gỗ không bị lỏng lẻo, mục nát và còn chống được cả động đất cấp 8. So với dùng đinh thì kết cấu mộng như thế này còn chắc chắn hơn nhiều. Kỹ thuật ghép mộng gỗ này của người Nhật Bản được những người thợ mộc truyền từ đời này sang đời khác.

Hiện nay, kỹ thuật này được rất nhiều thợ mộc trên toàn thế giới quan tâm và bắt đầu học hỏi và ứng dụng thực tế.

Các loại ghép mộng gỗ

Mộng hình trụ tròn kết hợp tạo góc vuông

Mộng dạng ghép rãnh

Mộng gỗ dạng tẩu hút thuốc

Ba thanh giao nhau tại 1 điểm

Dạng ghép theo rãnh

Góc mộng 3 chiều kiểu 1

Góc mộng 3 chiều kiểu 2

Góc mộng 3 chiều kết hợp đường kẻ chỉ

Lỗ mộng dạng góc vuông

Mộng góc có cùng trụ tròn

Hai thanh gỗ thẳng giao nhau

Mộng hình chiếc quạt

Mộng hình đám mây

Mộng hình vuông tròn kết hợp

Mộng nêm đinh gỗ

Công trình ứng dụng kỹ thuật Kanawa Tsugi

Có rất nhiều những công trình, những ngôi nhà được áp dụng kỹ thuật ghép mộng gỗ tồn tại hàng trăm năm tại Nhật Bản, một trong số đó phải kể đến công trình nổi tiếng đó chính là cây cầu gỗ Kintai, đây là một cây cầu cổ kính của nước Nhật được xây dựng và hoàn thành vào năm 1673 bởi lãnh chúa Kikkawa Hiroyoshi, cai quản vùng Iwakuni. Trải qua hàng trăm năm, chống chọi với những trận động đất, những cơn bão lũ nhưng đến nay cây cầu vẫn còn đứng vững. Hiện tại cầu Kintai là một trong 3 cây cầu gỗ lớn nhất Nhật Bản và hiện đang là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút rất nhiều khách tham quan. Mặc dù hiện tại cây cầu đã có phần xuống cấp và được trùng tu lại nhiều lần bằng kỹ thuật hiện đại, nhưng vẫn giữ nguyên kết cấu của cây cầu và không làm mất đi nét cổ kính vốn có của nó.

Trên đây là những thông tin về kỹ thuật ghép mộng gỗ Nhật Bản, hy vọng qua bài viết mọi người có thể hiểu rõ hơn về kỹ thuật tuyệt vời này của người Nhật và có thể học hỏi ứng dụng vào công việc liên quan.

Tin tức & Sự kiện


Loading...
0901.265.879