Các loại giấy nhám dùng trong ngành sản xuất đồ gỗ

Giấy nhám là loại vật tư thiết yếu quan trọng trong ngành gỗ, bề mặt sản phẩm có được láng mịn hay không và kết quả sau cùng của bề mặt sản phẩm nội thất gỗ được chúng quyết định rất lớn. Vì thế, việc lựa chọn giấy nhám sao cho hợp lý trong từng giai đoạn sản xuất là rất quan trọng. Có rất nhiều loại giấy nhám dùng trong ngành sản xuất gỗ, bạn đã biết rõ về chúng chưa? Hãy cùng nội thất MO chúng tôi tìm hiểu về các loại giấy nhám dùng trong ngành sản xuất gỗ.

các loại giấy nhám

Giấy nhám là gì?

Giấy nhám trong tiếng anh gọi là Glasspaper hoặc Sandpaper, chúng là loại giấy dùng để mài mòn các bề mặt vật liệu, cụ thể ở đây là vật liệu gỗ. Giấy nhám có tác dụng loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu thô từ bề mặt gỗ giúp bề mặt trở nên mịn màng, đạt độ bằng phẳng tương đối, làm nền cho những công đoạn tiếp theo trong quá trình sản xuất gỗ.

Xem thêm: Quy trình chà nhám gỗ trong sản xuất

Phân loại giấy nhám theo chức năng

Tùy theo chức năng và mục đích sử dụng trong từng công đoạn sản xuất gỗ mà giấy nhám được phân loại ra thành nhiều loại.

Giấy nhám thùng: Là loại giấy nhám có kích thước cỡ lớn được sản xuất ra chỉ dùng cho máy nhám thùng, đây là loại máy lớn chuyên dụng để làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Bề rộng của máy nhám thùng hiện nay có 3 kích cỡ là 600 mm, 900 mm và 1300 mm.

Giấy nhám cuộn: Đây là loại nhám có kích cỡ nhỏ, chiều rộng thông thường từ 300mm trở xuống, đóng thành băng/cuộn nhỏ và cuộn thường được dùng cho các loại máy chà nhám cầm tay như máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt giấy nhám nhỏ ra thành từng miếng để chà bằng tay thủ công tại các góc, cạnh của gỗ.

Giấy nhám tờ: Loại này thường có kích thước 230x280mm thường được dùng để chà nhám trên bề mặt gỗ phẳng bằng tay thủ công, hoặc cũng có thể kết hợp với máy rung cầm tay để chà nhám trước khi sơn PU và chà nhám sau sơn lót.

Phân loại giấy nhám theo độ cát

các loại giấy nhám

Độ cát được hiểu là độ thô của tờ giấy nhám được ký hiệu chung bằng chữ P (point) phân loại từ thấp đến cao tương ứng với từng độ mịn màng của bề mặt gỗ sau khi xả nhám. Một số loại giấy nhám có độ cát phổ biến hiện nay như:

– P40: Là loại nhám phá bề mặt thô ráp của gỗ cho độ phẳng tương đối

– P80: Cũng được xếp vào loại giấy nhám phá, cho bề mặt mịn màng hơn 1 chút.

– P180: Là loại nhám cho bề mặn mịn để lót PU.

– P240: Là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn

– P320: Là loại nhám xả cho độ mịn màng cao

– P400: Độ mịn lớn nhất hiện nay, thường dùng là mịn màng bề mặt đòi hỏi cao.

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đặc điểm và các loại giấy nhám sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất gỗ cho bạn tham khảo. Hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức để sử dụng giấy nhám trong sản xuất gỗ hiệu quả nhất nhé.

Tin tức & Sự kiện


Loading...
0901.265.879